GIỌT ĐẮNG TINH HOA CỦA ĐẠI NGÀN

Nhắc tới Tây Nguyên, người ta không chỉ biết tới một vùng cao nguyên đầy nắng gió, với nền văn hóa đa dạng, độc đáo mà đây còn là mảnh đất bạt ngàn cà phê. Lịch sử của cây cà phê đã kiến tạo cho vùng đất đỏ bazan này những giá trị vật chất và tinh thần phong phú, thấm nhuần trong từng nếp sống của người dân nơi đây.

Nằm ở phía Bắc thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Cư M’Gar với diện tích 824,43 km² là một trong những thủ phủ của vùng cà phê ở Tây Nguyên. Nơi đây là địa bàn sinh sống của bà con các dân tộc thiểu số, trong đó có người Ê-đê. Chính họ, hơn một trăm năm qua, đã sống, gắn bó cùng cây cà phê và tạo nên một bản sắc riêng có với loại hình nghệ thuật ẩm thực này.

Đi qua những mùa hoa

Chuyện kể rằng, vào năm 1671, những người chăn dê ở Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) phát hiện một số con dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả màu đỏ đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Họ bèn đem việc này kể với các thầy tu tại tu viện gần đó. Các thầy tu đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và tìm được loại cây có lá xanh thẫm và quả đỏ thẫm giống như trái anh đào. Họ uống nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cầu nguyện, chuyện trò suốt đêm.

Bằng cách ấy, cây cà phê đã được tìm ra, như một sự tình cờ. Từ đó cho đến nay, cây cà phê đã có mặt ở rất nhiều miền đất trên thế giới. Ở nước ta, những cây cà phê đầu tiên được người Pháp đưa vào trồng thử nghiệm tại Tây Nguyên vào khoảng năm 1885. Để rồi, sau những bỡ ngỡ ban đầu, Tây Nguyên đã trở thành mảnh đất dường như sinh ra để dành cho cây cà phê.

Ba lần chín

Từ lâu, thói quen nhấm nháp một ly cà phê vào buổi sớm để bắt đầu ngày mới đã trở thành một thú vui của nhiều người phố thị. Nhưng, ít ai biết, giữa nơi đại ngàn xanh thẳm, giữa nắng và gió hoang vu, những người Ê-đê ở Tây Nguyên lại có một cách uống cà phê thật đặc biệt.

Với người Ê-đê, cà phê là một thức uống không thể thiếu. Nhất là khi có khách quý tới thăm. Họ pha cà phê để tiếp đón bằng tất cả tấm chân tình mộc mạc mà đằm thắm. Những ly cà phê ấy được chưng cất từ bao công sức nhọc nhằn vất vả và sự khéo léo, tinh tế cùng công thức độc đáo của người Ê-đê: ba lần chín.

Lần chín thứ nhất là vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Những trái cà phê chín đỏ nổi bật giữa vùng cao nguyên bazan trù phú đây cũng là lúc những cô gái Ê-đê đeo gùi đi hái cà phê. 

Cà phê mang về được tách hạt và phơi khô, sau đó được rang trên bếp lửa. Dụng cụ để rang cà phê rất đơn giản, chỉ gồm một chảo và một thanh tre để đảo hạt cho đều. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại đòi hỏi phải có sự tâp trung để điều chỉnh lửa cháy cho phù hợp để cà phê rang được chín đều. Thông thường, người Ê-đê không cho bất cứ loại phụ gia nào khi rang để giữ lại hương vị tự nhiên của cà phê. Đây chính là lần chín thứ ba.

Sau khi cà phê rang chín sẽ được giã nhuyễn bằng cối. Để giã được bột cà phê mịn đều thì cách giã rất quan trọng. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa trong cách thức chế biến cà phê đặc sắc của người Ê-đê nơi đây. 

Để pha cà phê, những người phụ nữ Ê-đê đi lấy nước những con sông, con suối được dẫn về làng bằng những ống tre. Cách pha chế và thưởng thức cà phê của người Ê-đê vốn mộc mạc và giản dị. Họ không pha cà phê bằng phin, mà bột cà phê được lọc qua một chiếc túi vải do những người phụ nữ tự khâu. Khi nước được đun sôi thật kĩ, họ rót nước vào chiếc túi vải đựng cà phê. Đây là lần chín thứ ba của cà phê.

Nhìn những giọt cà phê đen nhỏ xuống từ chiếc túi vải như thấy được từng giọt tinh túy của đất trời. Khi pha xong, cà phê có màu nâu cánh gián, với hương vị đậm đà rất riêng. Bên ly cà phê Ê-đê, vị đắng ngọt ngào dần tan trên đầu lưỡi mà ta như được nếm cả hương vị của đất trời, của rừng núi đại ngàn hoang sơ và phóng khoáng.

Hương cao nguyên còn mãi…

Với người Ê-đê, cà phê là nguồn thu nhập chính cho mỗi gia đình. Nhưng không chỉ đơn thuần là một cây trồng có giá trị kinh tế cao, cà phê còn gắn bó với biết bao thế hệ người dân nơi đây. Uống cà phê đã trở thành một tập tục được tiếp nối từ đời này qua đời khác trong mỗi gia đình người Ê-đê. Cà phê đã trở thành người bạn đồng hành cùng người Ê-đê trong suốt cuộc đời, từ khi còn là một đứa trẻ tới khi khuất bóng.

Vì vậy, từ năm 2005, lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đã được tổ chức để không chỉ quảng bá và tôn vinh cây cà phê, loại cây đã đem lại sự trù phú và no ấm cho mảnh đất này mà còn tôn vinh người trồng, chế biến và kinh doanh cà phê, động viên cộng đồng cùng chung tay vun đắp cho sự phát triển của văn hóa cà phê.

Tiếp nối truyền thống đó, Green Highland- sản phẩm cà phê sạch được trồng, chăm bón và rang xay trên chính mảnh đất Tây Nguyên trù phú, mang trong mình sứ mệnh lớn lao quảng bá, giới thiệu và đưa những sản phẩm cà phê có chất lượng tuyệt hảo nhất đến những người yêu mến cà phê Tây Nguyên và những du khách gần xa. Green Highland cảm ơn quý khách hàng đã luôn tin tưởng và ủng hộ chúng tôi trên hành trình đồng hành và phát triển cà phê Tây Nguyên.

Cơ sở 1: 72 Nguyễn Đình Chiểu, TP Kon Tum

Cơ sở 2: 88 Tiền Cảng, P. Thắng Nhất, Tp Vũng Tàu 

Hotline: 0388091919 – 0966254382

 

Leave Comments

0966254382
0966254382